Your Shopping Cart
Total Items:
SubTotal:
Tax Cost:
Shipping Cost:
Final Total:

Thursday, May 16, 2013

Đề thi thử tốt nghiệp môn Sinh học 2013

Đề thi thử tốt nghiệp môn Sinh học 2013
Xin giới thiệu đến các bạn đề thi thử tốt nghiệp THPT môn sinh học 2013 của trường THCS - THPT BÁc Ái - Tp HCM. 





SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TPHCM
TRƯỜNG THPT DL BÁC ÁI

Thi thử tốt nghiệp

ĐỀ THI MÔN SINH
Thời gian làm bài:  60 phút;



Mã đề thi 485

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1:Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. sinh cảnh.                    B. giới hạn sinh thái        C. ổ sinh thái.                  D. nơi ở.
Câu 2:Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit.                                        B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A                D. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
Câu 3:Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. không có tính thoái hóa.                                     B. không có tính phổ biến.
C. mã bộ ba.                                                            D. không có tính đặc hiệu.
Câu 4:Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
B. ngăn cản sự giao phối tự do, thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc.
C. tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. tạo ra các kiểu hình thích nghi.
Câu 5:Sau khi kết thúc quá trình tái bản, từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu sẽ tạo ra
A. 2 phân tử ADN con khác nhau hoàn toàn so với phân tử ADN mẹ ban đầu.
B. 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ ban đầu.
C. 2 phân tử ADN con, 1 phân tử ADN có 2 mạch mới và 1 phân tử ADN con có 2 mạch cũ
D. 2 phân tử ADN con, mỗi phân tử ADN con có 2 mạch mới hoàn toàn.
Câu 6:Đặc điểm của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã là
A. ít nhất có một loài bị hại                                     B. không có loài nào có lợi
C. tất cả các loài đều bị hại                                      D. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại
Câu 7: Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBb x aaBB với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ có ở đời sau có:
A. 2 kiểu hình: 4 kiểu gen.                                       B. 4 kiểu hình : 4 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.                                     D. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen.
Câu 8:Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là
A. 0,6 và 0,4.                   B. 0,4 và 0,6.                   C. 0,3 và 0,7.                   D. 0,5 và 0,5.
Câu 9:ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN?
A. từ cả 2 mạch của phân tử ADN.                         B. từ mạch mang mã gốc.
C. từ đọan okazaki.                                                 D. từ mạch có đầu 5’.
Câu 10:Phiên mã là
A. Quá trình tổng hợp mARN từ mạch khuôn  của ADN.
B. Quá trình tổng hợp tARN từ mạch khuôn  của ADN.
C. Quá trình tổng hợp các loại ARN từ mạch khuôn  của ADN.
D. Quá trình tổng hợp ARN polymeraza từ mạch khuôn  của ADN.
Câu 11:Theo giả thuyết siêu trội, thì ở đời con có ưu thế lai là nhờ :
A. Chứa nhiều cặp gen hơn bố, mẹ.                        B. Chứa hàm lượng ADN cao hơn bố, mẹ.
C. Chứa nhiều cặp gen đồng hợp tử hơn bố, mẹ.   D. Chứa nhiều cặp gen dị hợp tử hơn bố, mẹ.
Câu 12:Tính tỉ lệ các loại giao tử được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen Bv/bV (Biết tần số hoán vị gen bằng 15%)
A. 15% BV;   15% bv; 35% Bv; 35% bV               B. 50% Bv  ;  50% bV ; 50% BV;  50 % bv
C. 15% BV; 15% bv                                                D. 7,5% BV;  7,5% bv;  42,5% Bv;  42,5% bV

Câu 13:Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố đồng đều và các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt  thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là:
A. Phân bố đồng đều.                                              B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Không xác định được kiểu phân bố                    D. Phân bố theo nhóm           .
Câu 14:Phân tử ADN được tổng hợp theo nguyên tắc
A. Bán bổ sung.                                                       B. Bổ sung  và bán bảo tồn
C. Bảo tồn.                                                              D. Bán bảo tồn.
Câu 15: Trong quá trình tái bản của ADN, enzim ADN - pôlimeraza có vai trò là
A. lắp ghép các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của phân tử ADN.
B. phá vỡ các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của phân tử ADN.
C. nối các đoạn Okazaki lại với nhau.
D. mở xoắn phân tử ADN.
Câu 16:Trong trường hợp các gen phân li độc lập, cá thể có kiểu gen AaBbddEE giảm phân bình thường có thể  tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 16                                B. 6                                  C. 4                                  D. 8
Câu 17:Một đoạn ADN có chiều dài 5100 Å, khi tự nhân đôi 2 lần, môi trường nội bào cần cung cấp
A. 9000 nuclêôtit.            B. 15000 nuclêôtit.          C. 3000 nuclêôtit.            D. 6000 nuclêôtit.
Câu 18:Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
C. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
D. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.
Câu 19:Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là
A. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó.
B. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
C. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
D. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.
Câu 20:Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao phối là
A. di – nhập gen.                                                     B. giao phối không ngẫu nhiên
C. các yếu tố ngẫu nhiên.                                        D. đột biến
Câu 21:Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ARN và  protein         B. prôtêin.                        C. ADN                           D. ARN
Câu 22:Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 10%.                           B. 20%.                            C. 30%.                           D. 40%.
Câu 23:Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
A. Menđen.                      B. Moocgan.                    C. Đacuyn.                      D. Lamac.
Câu 24: Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nu như sau
           3/ …….TAGXXGGATGXXGAT……5/
          Xác định trình tự các nu trên mARN được tổng hợp từ đoạn mạch gốc trên
A. 3/……..ATXGGXXTAXGGXTA……..5/        B. 5/……..ATXGGXXTAXGGXTA……..3/
C. 3/.…….AUXGGXXUAXGGXUA……5/       D. 5/ …….AUXGGXXUAXGGXUA……3/
Câu 25:Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế
A. cách li sinh thái           B. lai xa và đa bội hóa     C. cách li địa lý                D. cách li tập tính
pCâu 26:Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen điểu khiển sự hoạt động của gen khác.
B. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Câu 27:Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể tứ bội.                   B. thể đơn bội.                 C. thể lưỡng bội              D. thể tam bội.
Câu 28:Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa.                                        B. 0,5AA : 0,5Aa.
C. 0,5Aa : 0,5aa.                                                      D. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
Câu 29:Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm →Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc sinh vật tiêu thụ
A. bậc 3.                          B. bậc 1                           C. bậc 4                           D. bậc 2
Câu 30:Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng?
A. Sinh vật tự dưỡng.                                             B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.                                       D. Sinh vật phân hủy.
Câu 31: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là:
A. 27                                B. 48                                C. 36                                D. 72
Câu 32:Một loài có bộ NST 2n = 24, loài này có mấy nhóm gen liên kết?
A. 2                                  B. 48                                C. 24                                D. 12
Câu 33:Cho đến nay, các bằng chứng hóa thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại
A. Tân sinh.                     B. Cổ sinh.                       C. Nguyên sinh.              D. Trung sinh.
Câu 34:Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ
A. Gen → prôtêin → ARN → tính trạng.               B. Gen → ARN → tính trạng → prôtêin.
C. Gen → tính trạng → ARN → prôtêin.               D. Gen → ARN → prôtêin → tính trạng.
Câu 35:Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, đơn vị tiến hóa cơ sở là
A. tế bào.                         B. quần thể.                     C. cá thể                          D. bào quan.
Câu 36:Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
A. ức chế – cảm nhiễm    B. cộng sinh                     C. hội sinh                       D. ký sinh
Câu 37:Bộ ba mở đầu với chức năng qui định khởi đầu dịch mã và qui định mã hóa axit amin mêtiônin là
A. AUX.                          B. AUG.                          C. AUU.                          D. AUA.
Câu 38:Diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định được gọi là
A. Diễn thế trên cạn                                                B. Diễn thế nguyên sinh
C. Diễn thế dưới nước                                            D. Diễn thế thứ sinh
Câu 39: Ở gà, vịt cặp NST giới tính thường là
A. con cái XY, con đực là XX.                               B. con cái XX, con đực là XY.
C. con cái XO, con đực là XY.                               D. con cái XX, con đực là XO.
Câu 40:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
B. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.
C. Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN


1C 2D 3C 4A 5B 6A 7A 8A 9B 10C 11D 12D
13B 14B 15A 16C 17A 18A 19D 20B 21B 22C
23C 24D 25B 26C 27D 28D 29D 30A 31C 32D
33A 34D 35B 36B 37B  38D 39A 40C

-----------------------------------------------

Add to Cart More Info

0 comments:

Post a Comment