Total Items: | |
SubTotal: | |
Tax Cost: | |
Shipping Cost: | |
Final Total: |
Product Categories
- Ảnh đẹp (36)
- Ảnh vui (11)
- Chuyên đề Di truyền (9)
- Đề thi Đại học - CĐ (4)
- Di truyền (11)
- Động vật (2)
- Giải trí (1)
- Luyện thi Đại học (7)
- Sinh lí Người - ĐV (1)
- Sinh thái (11)
- Sinh thái - Môi trường (1)
- Tế bào học (1)
- Tiến hóa (9)
- Trắc nghiệm TNTHPT (4)
Sunday, June 30, 2013
Cách tính số kiểu gen ở đời con có tỉ lệ số alen trội/lặn từ phép lai khi biết kiểu gen bố mẹ .
Cách tính số kiểu gen ở đời con có tỉ lệ số alen trội/lặn từ phép lai khi biết kiểu gen bố mẹ .
1. Khi bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp giống nhau
Nguyên tắc: Dựa vào quy tắc nhân xác suất.
Ví dụ: Bố mẹ đều dị hợp AaBbDdEe, cho P giao phối với nhau thu được F1, tính tỉ lệ kiểu gen ở F1 có:
a, 4 alen trội
b, 3 alen trội
c, 4 alen lặn
Giải:
Ta thấy bố và mẹ đều dị hợp, và xét riêng phép lai trên mỗi cặp gen Aa x Aa, Bb x Bb, Dd x Dd, Ee x Ee thì đều cho alen trội và lặn.
a, F1 có 4 alen trội trong tổng số 8 alen: 8C4
- Tỉ lệ bắt gặp mỗi alen đều là ½ --> bắt gặp 4 alen trội là (1/2)4 và 4 alen còn lại là lặn cũng là (1/2)4
èĐể F1 có 4 alen trội là: 8C4x(1/2)4x(1/2)4 =
b, F1 có 3 alen trội trong tổng số 8 alen: 8C3
- Tỉ lệ bắt gặp mỗi alen đều là ½ --> bắt gặp 3 alen trội là (1/2)3 và 4 alen còn lại là lặn là (1/2)5
c, F1 có 4 alen lặn trong tổng số 8 alen: 8C4
- Tỉ lệ bắt gặp mỗi alen đều là ½ --> bắt gặp 4 alen lặn là (1/2)4 và 4 alen còn lại là trội cũng là (1/2)4
Công thức tổng quát: Ckn.(1/2)n , trong đó:
n là số alen trong kiểu gen của bố (mẹ)
k là số alen trội (lặn) trong kiểu gen F1
2. Khi bố mẹ có kiểu gen khác nhau
Ở bài trên chúng ta đã xét cách tính số kiểu gen chứa k alen trội (lặn) ở đời con khi cho kiểu gen bố mẹ đều dị hợp. Vậy khi bố mẹ có kiểu gen khác nhau thì làm thế nào? Tất nhiên chúng ta cũng dựa vào quy tắc nhân xác suất nhưng ở đây cần chú ý thêm một chút.
Ví dụ: cho phép lai P: AaBBDdEe x AaBbddEe, tính tỉ lệ kiểu gen F1 cho:
a, 3 alen trội
b, 4 alen trội
c, 3 alen lặn
Giải:
Ta thấy kiểu gen của bố và mẹ có các cặp lai Aa x Aa, Ee x Ee đều cho cả 2 alen trội và lặn.
Phép lai BB x Bb --> B- (nghĩa là ở đời con sẽ luôn có 1 alen B là trội, tức là alen này cố định, sẽ không được xét tiếp).
Dd x dd --> -b (nghĩa là trong kiểu gen F1 luôn có 1 alen lặn b cố định)
a, Xác suất có cây F1 có kiểu gen chứa 3 alen trội: (như phân tích ở trên, phép lai của bố mẹ luôn cho 1 alen B, như vậy ta chỉ xét thêm 2 alen trội nữa trong kiểu gen F1) và F1 luôn có alen lặn d nên ta không xét tới.
Như vậy ta chỉ cần chọn 2 len trội nữa trong 6 alen (vì F1 chắc chắn đã có 1 alen trội B nên chọn 2 trội, và đã biết 1 alen lặn là d trong kiểu gen F1 nên chỉ xét trong 6 alen chứ không phải 8 nữa) = C26
Tỉ lệ bắt gặp mỗi alen trội và lặn đều là ½ ( ở đây có thể tách riêng alen trội, lặn hoặc xét chung đều được), vậy để chọn được 2 alen trội và 4 alen lặn là: (1/2)2 x (1/2)4
Vậy để chọn được F1 có 3 alen trội là: C26(1/2)2x (1/2)4 = 15/64 (đã được kiểm chứng bằng làm tay). :p
b, Xác suất có cây F1 có kiểu gen chứa 4 alen trội: (như phân tích ở trên, phép lai của bố mẹ luôn cho 1 alen B, như vậy ta chỉ xét thêm 3 alen trội nữa trong kiểu gen F1) và F1 luôn có alen lặn d nên ta không xét tới.
Như vậy ta chỉ cần chọn 3 len trội nữa trong 6 alen (vì F1 chắc chắn đã có 1 alen trội B nên chọn 2 trội, và đã biết 1 alen lặn là d trong kiểu gen F1 nên chỉ xét trong 6 alen chứ không phải 8 nữa) = C36
Tỉ lệ bắt gặp mỗi alen trội và lặn đều là ½ ( ở đây có thể tách riêng alen trội, lặn hoặc xét chung đều được), vậy để chọn được 3 alen trội và 3 alen lặn là: (1/2)3 x (1/2)3
Vậy để chọn được F1 có 3 alen trội là: C36(1/2)3x (1/2)3 = 20/64 (đã được kiểm chứng bằng làm tay). :p
c, Xác suất có cây F1 có kiểu gen chứa 3 alen lặn: (như phân tích ở trên, phép lai của bố mẹ luôn cho 1 alen d, như vậy ta chỉ xét thêm 2 alen lặn nữa trong kiểu gen F1) và F1 luôn có alen trội B nên ta không xét tới.
Như vậy ta chỉ cần chọn 2 len lặn nữa trong 6 alen (vì F1 chắc chắn đã có 1 alen trội B nên chọn 2 trội, và đã biết 1 alen lặn là d trong kiểu gen F1 nên chỉ xét trong 6 alen chứ không phải 8 nữa) = C26
Tỉ lệ bắt gặp mỗi alen trội và lặn đều là ½ ( ở đây có thể tách riêng alen trội, lặn hoặc xét chung đều được), vậy để chọn được 2 alen lặn và 4 alen trộ là: (1/2)2 x (1/2)4
Vậy để chọn được F1 có 3 alen trội là: C26(1/2)2x (1/2)4 = 15/64 (đã được kiểm chứng bằng làm tay). :p
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment