Your Shopping Cart
Total Items:
SubTotal:
Tax Cost:
Shipping Cost:
Final Total:

Monday, April 8, 2013

Bài 37 - 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài 37 - 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật

I.Tỉ lệ giới tính
- Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Phụ thuộc nhiều vào từng loài, thời gian và điều kiện sống…
- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản trong quần thể.

II. Nhóm tuổi
- Là sự phân chia cấu trúc tuổi trong quần thể. Có thể phân chia gồm 3 loại: tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.

+ Tuổi sinh lí: thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
+  Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực tế của cá thể.
+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
-  Nhóm tuổi phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống.

III. Sự phân bố của các cá thể trong quần thể
Gồm 3 loại là phân bố theo nhóm (thường gặp trong tự nhiên), phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.
- Phân bố theo nhóm: các cá thể hỗ trợ nhau chống các điều kiện bất lợi.
-  Phân bố đồng đều: thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, sự cạnh tranh giữa các cá thể gay gắt  → làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Phân bố ngẫu nhiên: thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, sự cạnh tranh giữa các cá thể không gay gắt  → giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng gtrong môi trường.

IV. Mật độ
 - Là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. Mật độ có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện sống môi trường.
 - Là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể sinh vật vì ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và khả năng tử vong…

V. Kích thước của quần thể sinh vật
 - Là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Vd:
-  Kích thước quần thể có thể giao động từ giá trị tối thiểu (số lượng cá thể ít nhất mà QT cần có để duy trì và phát triển) tới giá trị tối đa (số lượng cá thể lớn  nhất mà QT có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường)
-  Kích thước quần thể phụ thuộc vào mức độ sinh sản, mức tử vong và mức độ phát tán của các cá thể trong quần thể.

VI.Tăng trưởng của quần thể sinh vật
trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao thì quần thể tăng trưởng theo hình chữ J, ngược lại tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.
Add to Cart More Info

0 comments:

Post a Comment