Your Shopping Cart
Total Items:
SubTotal:
Tax Cost:
Shipping Cost:
Final Total:

Tuesday, April 9, 2013

Bài 40. Quần xã sinh vật và các đặc trưng của quần xã

Bài 40. Quần xã sinh vật và các đặc trưng của quần xã
quần xã sinh vật

I. Khái niệm về quần xã sinh vật
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

II. Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
1.Thành phần loài: số lượng loài trong quần xã (độ đa dạng) và số lượng cá thể trong mỗi quần thể, loài ưu thế và loài đặc trưng.

- Loài đặc trưng: loài chỉ có ở quần xã nào đó, tiêu biểu cho quần xã.
- Loài ưu thế: loài có vai trò quan trọng vì có số lượng cá thể lớn hoặc do tầm hoạt động của chúng mạnh.
2. Sự phân bố (sự phân tầng) các cá thể trong không gian:
- Theo chiều thẳng đứng (sự phân thành nhiều tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới)
- Theo chiều ngang trên mặt đất (sự phân bố các sinh vật từ đỉnh núi, đến sườn núi, chân núi)

III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã (học đặc điểm của các kiểu quan hệ và các ví dụ trong SGK)
1. Các mối quan hệ sinh thái:
a. Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
b. Quan hệ đối kháng: cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật  này ăn sinh vật khác.
2. Hiện tượng khống chế sinh học:
- Hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị kìm hãm bởi số lượng cá thể của quần thể khác.
- Ứng dụng: trong nông nghiệp sử dụng các thiên địch để phòng trừ sâu hại.
Add to Cart More Info

0 comments:

Post a Comment