Total Items: | |
SubTotal: | |
Tax Cost: | |
Shipping Cost: | |
Final Total: |
Product Categories
- Ảnh đẹp (36)
- Ảnh vui (11)
- Chuyên đề Di truyền (9)
- Đề thi Đại học - CĐ (4)
- Di truyền (11)
- Động vật (2)
- Giải trí (1)
- Luyện thi Đại học (7)
- Sinh lí Người - ĐV (1)
- Sinh thái (11)
- Sinh thái - Môi trường (1)
- Tế bào học (1)
- Tiến hóa (9)
- Trắc nghiệm TNTHPT (4)
Sunday, April 7, 2013
Bài 33. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Bài 33. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
I. HÓA THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HÓA THẠCH
1. Hóa thạch là gì?
Hóa thạch là di tích của các sinh vật sống trong các thời đại cổ xưa còn để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Hóa thạch có thể là một cơ thể nguyên vẹn; một phần cơ thể, những mảnh xương hoặc chỉ là những dấu vết như vết chân khủng long còn in trên than bùn sau hóa thành đá.
2. Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triền của sinh giới:
- Cung cấp bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- Xác định tuổi của hóa thạch hoặc tuổi của lớp đất đá tương ứng chứa chúng sẽ biết lịch sử phát triển, diệt vong và mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Người ta thường định tuổi hóa thạch nhờ C14 có chu kì bán rả 5730 năm có khả năng định tuổi hóa thạch đến 75000 năm, U238 có chu kì bán rả 4500 triệu năm có khả năng định tuổi hóa thạch đến hàng tỉ năm.
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa:
1.1. Khái niệm:
Vỏ trái đất chia thành nhiều vùng riêng biệt được gọi là các phiến kiến tạo. Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động → hiện tượng trôi dạt lục địa.
1.2. Hậu quả:
-Làm thay đổi rất mạnh điều kiện trái đất.
- Dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài → bùng nổ sự phát sinh các loài mới.
2. Sinh vật trong các đại địa chất: (học bảng 33/142SGK)
- Sự phân chia các thời kì địa chất căn cứ vào các biến cố lớn trong sự thay đổi địa chất, khí hậu và các dạng hóa thạch điển hình. Tên các kỉ thường gắn liền với tên địa phương hoặc dạng sinh vật đặc trưng cho thời kì đó.
- Lịch sử phát triển của sinh giới gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất . Sự thay đổi các điều kiện khí hậu địa chất thúc đẩy sự phát triển của sinh giới.
- Sinh giới phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức cơ thể ngày càng cao , thích nghi ngày càng hợp lí . Càng về sau sự tiến hóa diễn ra ngày càng nhanh do sinh vật đạt được trình độ thích nghi ngày càng hoàn thiện , bớt lệ thuộc vào điều kiện môi trường. Sự chuyển từ dưới nước lên môi trường cạn trong đại Cổ sinh đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh giới. Đại Tân sinh khởi đầu bằng sự tuyệt chủng của bò sát khổng lồ và cây hạt trần đồng thời sự bùng nổ của thú và cây hạt kín. Kỉ thứ Tư đặc trưng bởi sự xuất hiện loài người.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment