Total Items: | |
SubTotal: | |
Tax Cost: | |
Shipping Cost: | |
Final Total: |
Product Categories
- Ảnh đẹp (36)
- Ảnh vui (11)
- Chuyên đề Di truyền (9)
- Đề thi Đại học - CĐ (4)
- Di truyền (11)
- Động vật (2)
- Giải trí (1)
- Luyện thi Đại học (7)
- Sinh lí Người - ĐV (1)
- Sinh thái (11)
- Sinh thái - Môi trường (1)
- Tế bào học (1)
- Tiến hóa (9)
- Trắc nghiệm TNTHPT (4)
Saturday, April 20, 2013
Đề thi thử Đại học môn Sinh học 08 (có đáp án)
Đề thi thử Đại học môn Sinh học 08 (có đáp án)
Sinhk33.com xin giới thiệu đề thi thử Đại học môn Sinh học số 08. Theo đánh giá, đề này khá hay và có khá nhiều câu khó.
Chúc các bạn làm bài thi tốt!
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40 ):
Chúc các bạn làm bài thi tốt!
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40 ):
Câu 1: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ
A. 9/64. B. 27/64. C. 81/256. D. 3/32.
Câu 2: Kiểu gen AAbb được tạo ra từ phép lai: AaBb x AABb chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 3/8; B. 1/8; C. 4/8; D. 1/4;
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất?
A. Hơi nước (H2O). B. Mêtan (CH4). C. Xianôgen (C2N2). D. Ôxi (O2).
Câu 4: Ở một loài thực vật trong tế bào sinh dưỡng có 4 nhóm gen liên kết, mỗi cặp NST xét một cặp gen dị hợp. Khi cho cơ thể dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn thu được các cây F1. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen chứa 3 cặp gen dị hợp trong tổng số các loại kiểu gen ở thế hệ F1là
A. 1/8. B. 1/32. C. 1/4. D. 9/256.
Câu 5: Một loài thực vật có tối đa 28 kiểu thể không nhiễm kép, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ( 2n ) của loài trên có số lượng là:
A. 8. B. 16. C. 22. D. 24.
Câu 6: Một người nam thanh niên trong quá trình phát sinh giao tử cặp NST giới tính không phân li ở giảm phân II thì có thể tạo ra các loại giao tử nào?
A. XX, YY, X, Y, O. B. XY, O. C. XX, XY, X, Y, O. D. X, Y, O.
Câu 7: Gen A có 5 alen, gen D có 2 alen, cả 2 gen này cùng nằm trên NST X ( không có đoạn tương đồng trên Y ); Gen B nằm trên NST Y ( không có đoạn tương đồng trên X ) có 7 alen. Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcút trên trong quần thể là
A. 125. B. 2485. C. 180. D. 440.
Câu 8: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 50C, thời gian một vòng đời ở 300C là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 250C thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là
A. 20 ngày. B. 25 ngày. C. 30 ngày. D. 15 ngày.
Câu 9: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AaBbDd và AaBbdd. Xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 85,9375 %. B. 28,125 %. C. 71,875 %. D. 43,75 %.
Câu 10: Hậu quả xảy ra khi thiếu tirôzin đối với trẻ em là
A. bị bệnh máu khó đông. B. lùn, cổ ngắn, khe mắt xếch, chân tay thô kệch, ...
C. phát triển thành người khổng lồ D. thiểu năng trí tuệ.
Câu 11: Sự điều hòa hoạt động của ôperon Lac ở E. coli dựa vào tương tác của protein ức chế với
A. vùng vận hành. B. gen điều hòa. C. vùng khởi động. D. nhóm gen cấu trúc.
Câu 12: Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen Bv/bV, khi theo dõi 200 tế bào sinh trứng trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 36 tế bào có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là:
A. 9 cM. B. 18 cM. C. 36 cM. D. 3,6 cM.
Câu 13: Trong kỹ thuật chuyển gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli vì:
A. E.coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao. B. môi trường dinh dưỡng nuôi E.coli rất phức tạp.
C. E. coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh. D. E. coli có tốc độ sinh sản nhanh.
Câu 14: Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi là:
A. Cung cấp năng lượng. B. Tháo xoắn ADN.
C. Phá vỡ các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN.
D. Lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp.
Câu 15: Giai đoạn hoạt hóa aa của quá trình dịch mã diễn ra ở vị trí
A. tế bào chất. B. trên màng nhân. C. trên mARN. D. trong nhân.
Câu 16: Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là
A. 130. B. 195. C. 65. D. 260.
Câu 17: Những loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là:
A. ADN - polimeraza và amilaza. B. ARN - polimeraza và peptidaza.
C. ADN - polimeraza và ligaza. D. Restrictaza và ligaza.
Câu 18: Theo Kimura, tiến hoá diễn ra bằng sự
A. Củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Củng cố ngẫu nhiên những đột biến có lợi, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. Tích luỹ những đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Tích luỹ những đột biến trung tính dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 19: Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A0, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7, alen b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu mỗi loại về gen này trong giao tử là
A. A = T = 975, G = X= 225. B. A = T = 675, G = X = 525.
C. A = T = 1650, G = X =750. D. A = T = 2325, G = X =1275.
Câu 20: Phép lai AB/abCd/cD x AB/abCD/cd với tần số hoán vị gen giữa B và b là 20 %, giữa D và d là 40 %. Kiểu gen ab/abCD/CD ở thế hệ con chiếm tỉ lệ:
A. 28 %. B. 0,96 %. C. 1,92 %. D. 2,34 %.
Câu 21: Một gen có chiều dài 5100 Å, có số nucleotit loại adênin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen, bị đột biến mất 1 cặp G-X. Số nucleotit từng loại của gen đột biến là:
A A=T= 600 ; G=X= 900. B A=T= 900 ; G=X= 600.
C A=T= 899 ; G=X= 600. D A=T= 600 ; G=X= 899.
Câu 22: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AabbDdEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:
A. 8. B. 24. C. 12. D. 6.
Câu 23:Ở 1 loài A: thân cao; a: thân thấp; B: quả đỏ; b: quả vàng. Khi cho cây thân cao quả đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được số cá thể có kiểu hình thân cao, quả vàng chiếm 24%. Xác định tỉ lệ cây thân cao, quả đỏ có kiểu gen AB/ab? (Biết rằng mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là như nhau).
A. 51% B. 1% C. 34% D. 2%
Câu 24: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 8%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả vàng ở F1 là:
A. 1% B. 58% C. 17% D. 34%
Câu 25: Tồn tại lớn nhất trong học thuyết của Đacuyn là
A. Nhấn mạnh tính khốc liệt của đấu tranh sinh tồn.
B. Giải thích không đúng hình thành tính thích nghi.
C. Chưa giải thích cơ chế hình thành loài.
D. Chưa rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế di truyền.
Câu 26: Ở phép lai 2 cặp tính trạng, phân tích tỉ lệ kiểu hình ở từng cặp tính trạng thì thấy tỉ lệ vỏ trơn / vỏ nhăn = 9/7; hạt vàng / hạt xanh = 7/1. Nếu 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập thì kiểu hình vỏ nhăn, hạt xanh chiếm tỉ lệ là
A. 9/64. B. 7/64. C. 7/128. D. 9/128.
Câu 27: Khi gen phiên mã thì mạch mới được tổng hợp
A liên tục theo chiều từ 3’ đến 5’ ngược chiều mạch gốc.
B liên tục theo chiều từ 5’ đến 3’ ngược chiều mạch gốc.
C gián đoạn theo chiều từ 5’ đến 3’ cùng chiều mạch gốc.
D gián đoạn theo chiều từ 3’ đến 5’ cùng chiều mạch gốc.
Câu 28: Các kỉ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự lần lượt là
A. Cambri à Ôcđôvic à Xilua à Đêvôn à Than đá à Pecmi.
B. Ôcđôvic à Cambri à Xilua à Than đá à Pecmi à Đêvôn.
C. Cambri à Xilua à Than đá à Ốcđôvic à Pecmi à Đềvôn.
D. Ôcđôvic à Xilua à Đêvôn à Cambri à Than đá à Pecmi.
Câu 29: Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với
A. quá trình đột biến tự nhiên. B. quá trình hình thành quần thể thích nghi.
C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. sự xuất hiện quần thể mới.
Câu 30: Bệnh mù màu ở người do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, không có đoạn tương đồng trên Y, một quần thể cân bằng di truyền tỉ lệ nam mắc bệnh là 30 %. Tỉ lệ nữ không biểu hiện bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể này là
A. 30 %. B. 20 %. C. 42 %. D. 60 %.
Câu 31: Trong quá trình tiến hóa, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. di - nhập gen. B. phiêu bạt gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến.
Câu 32: Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ phép lai AAaa x Aa là
A. 1AAAA : 2AAaa : 1aaaa. B. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa.
C. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1 AAAA : 5 AAA : 5 Aaa : 1AAa.
Câu 33: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là bao nhiêu?
A. 826 cây. B. 628 cây. C. 576 cây. D. 756 cây.
Câu 34: Dạng đột biến nào sau đây khôngxảy ra trong hệ gen tế bào chất của sinh vật nhân thực?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Mất một cặp nu.
D. Lặp đoạn.
D. Lặp đoạn.
Câu 35. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép laiAb/aBXDEXdE x Ab/abXdEY, kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 45%. B.35%. C.40%. D.22,5%
Câu 36: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là:
A. Parapitec. B. Prôliôpitec. C. Đriôpitec. D. Ôxtralôpitec.
Câu 37: Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách
A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. B. tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
C. góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. D. trung hoà tính có hại của đột biến.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.
C. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Câu 39: Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F1 đều có thân cao. Cho F1 lai phân tích con lai thu được tỉ lệ kiểu hình: 75 % cây thân cao : 25 % cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào?
A. Tương át chế kiểu 12 : 3 : 1. B. Tương át chế kiểu 13 : 3.
C. Tương bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1. D. Tương tác bổ trợ kiểu 9 : 7.
Câu 40: Sự kết hợp 2 loại giao tử ( n + 1) và giao tử ( n + 1 ) có thể tạo thể dị bội nào?
A. 2n + 1. B. 2n + 1 + 1. C. 2n + 2 hoặc 2n + 1 + 1. D. 2n + 2.
PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần:
Phần I. Theo chương trình cơ bản ( Từ câu 41 đến câu 50 )
Câu 41: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A. hội sinh. B. cạnh tranh khác loài.
C. động vật ăn thịt và con mồi. D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 42: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100 % thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5 % thân xám, cánh dài : 20,5 % thân đen, cánh cụt : 4,5 % thân xám, cánh cụt : 4,5 % thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 trong phép lai này là
A. 20,5 %. B. 4,5 %. C. 18 %. D. 9 %.
Câu 43: Trật tự nào sau đây đúng với các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ?
A. Phân tử ADN -> Sợi nhiễm sắc -> vùng xếp cuộn -> Sợi cơ bản -> crômatit -> NST.
B. Phân tử ADN -> Sợi cơ bản -> vùng xếp cuộn -> Sợi nhiễm sắc -> crômatit -> NST.
C. Phân tử ADN -> Sợi nhiễm sắc -> crômatit -> Sợi cơ bản -> vùng xếp cuộn -> NST.
D. Phân tử ADN -> Sợi cơ bản -> Sợi nhiễm sắc -> vùng xếp cuộn -> crômatit -> NST.
Câu 44: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 210 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. Thể bốn nhiễm. B. Thể khuyết nhiễm. C. Thể một nhiễm. D. Thể ba nhiễm.
Câu 45: Để tạo ra tằm dâu tam bội, các nhà khoa học đã
A. nuôi cấu hạt phấn tạo ra hạt phấn 2n và sau đó cho thụ phấn với noãn.
B. gây giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với giống lưỡng bội (2n).
C. dung hợp hạt phấn (n) với tế bào xôma (2n). D. lai xa kèm đa bội hoá.
Câu 46: Phiêu bạt di truyền là
A. Sự biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Sự không biến đổi TPKG nhưng biến đổi tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Sự biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của cá thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Sự biến đổi thành phần KG nhưng không biến tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 47: Chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecôli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 6 lần liên tiếp tạo ra 1024 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
A. 10. B. 32. C. 480. D. 16.
Câu 48: Đóng góp quan trọng nhất của Đacuyn là.
A. Giải thích được sự hình thành loài mới.
D. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu 49: Thực hiên phép lai P. AaBBDdEe x aaBbDdEe. tỉ lệ kiểu gen AaBBddee ở F1là
A. 1/32. B. 1/128. C. 1/16. D. 1/64.
Câu 50: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, D quả đỏ trội hoàn toàn so với d quả vàng; E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với quả dài. Tính theo lí thuyết phép lai AB/abDE/de x aB/abDe/dE giảm phân bình thường và tần số hoán vị gen cả ở đực và cái giữa B và b là 20%, giữa E và e là 40%. Cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ:
A. 2% B. 7% C. 8.55% D. 17.5%
A. 2% B. 7% C. 8.55% D. 17.5%
Phần II : Theo chương trình nâng cao ( Từ câu 51 đến câu 60 ):
Câu 51: Trong một số quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một locut có hai alen A và a (A trội hoàn toàn so với a), quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất?
A. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,64. B. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,0625.
C. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 0,75. D. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình trội chiếm 0,91
Câu 52:Bệnh hồng cầu có hình lưỡi liềm ở người xuất hiện do:
A. mất một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hêmoglobin.
B. mất đoạn gen tổng hợp hêmoglobin trên nhiễm sắc thể 21.
C. thay thế một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hêmoglobin.
D. thêm một cặp nucleotit trong gen tổng hợp hêmoglobin.
Câu 53: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn
A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể.
B. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng cao khi điều kiện sống thay đổi.
C. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp.
D. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn tới sự đa dạng về KG.
Câu 54: Dạng đột biến nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 55: khi lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1, cho F1 giao phối với cá thể khác F2 thu được kết quả: 54% cao-tròn, 21% thấp - tròn, 21% cao- bầu dục, 4% thấp- bầu dục. Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo phân diễn ra giống nhau. Tần số của kiểu gen aB/ab ở F2 trong kết quả của phép lai trên là bao nhiêu?
A) 17% B) 9% C) 12% D) 6%
Câu 56: Cây có kiểu gen AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho tỉ lệ các cá thể đồng hợp tử trội về tất cả các cặp alen trên tổng số các cá thể là bao nhiêu? Biết rằng các gen qui định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
A. 1/256. B. 1/64. C. 1/512. D. 1/128.
Câu 57: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.côli chỉ chứa N15 phóng xạ. Khi chuyển vi khuẩn này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi liên tiếp sẽ tạo ra số lượng phân tử ADN mới chỉ chứa toàn N14 là: A. 32. B. 30. C. 20. D. 10.
Câu 58: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?
A. Xương hàm bé. B. Răng nanh ít phát triển. C. Góc quai hàm nhỏ. D. Có lồi cằm rõ.
Câu 59: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 165 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. Thể ba nhiễm. B. Thể khuyết nhiễm. C. Thể một nhiễm. D. Thể bốn nhiễm.
Câu 60: Chim mỏ đỏ và linh dương, chim sáo và trâu rừng, lươn biển và cá nhỏ là loại quan hệ:
A. Cạnh tranh khác loài. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Hợp tác.
1 | D | 31 | D |
2 | B | 32 | B |
3 | D | 33 | D |
4 | C | 34 | B |
5 | B | 35 | D |
6 | A | 36 | A |
7 | A | 37 | B |
8 | B | 38 | A |
9 | C | 39 | B |
10 | D | 40 | C |
11 | A | 41 | B |
12 | A | 42 | C |
13 | D | 43 | D |
14 | D | 44 | A |
15 | A | 45 | B |
16 | C | 46 | A |
17 | D | 47 | B |
18 | A | 48 | D |
19 | C | 49 | D |
20 | B | 50 | D |
21 | D | 51 | C |
22 | D | 52 | C |
23 | D | 53 | B |
24 | C | 54 | A |
25 | D | 55 | C |
26 | C | 56 | A |
27 | B | 57 | B |
28 | A | 58 | D |
29 | B | 59 | C |
30 | C | 60 | D |
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment