Total Items: | |
SubTotal: | |
Tax Cost: | |
Shipping Cost: | |
Final Total: |
Product Categories
- Ảnh đẹp (36)
- Ảnh vui (11)
- Chuyên đề Di truyền (9)
- Đề thi Đại học - CĐ (4)
- Di truyền (11)
- Động vật (2)
- Giải trí (1)
- Luyện thi Đại học (7)
- Sinh lí Người - ĐV (1)
- Sinh thái (11)
- Sinh thái - Môi trường (1)
- Tế bào học (1)
- Tiến hóa (9)
- Trắc nghiệm TNTHPT (4)
Tuesday, April 9, 2013
Bài 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
Bài 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
I. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
1. Chuỗi thức ăn:
- Là một dãy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích phía trước vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có 2 dạng chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, kế đến là sinh vật tiêu thụ.
VD
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, kế đến là sinh vật tiêu thụ sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ, cuối cùng là động vật ăn động vật.
VD
- Số mắt xích trong chuỗi thức ăn phụ thuộc số lượng loài trong quần xã sinh vật.
2. Lưới thức ăn:
- Là tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung, mắt xích chung là sinh vật xuất hiện trong nhiều chuỗi thức ăn. Thành phần loài trong quần xã càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
VD
3.Bậc dinh dưỡng:
Tập hợp các loài có cùng mức dinh dưỡng trong lưới thức ăn. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là các sinh vật sản xuất, bậc dinh dưỡng cấp 2 là các sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc dinh dưỡng cấp 3 là sinh vật tiêu thụ bậc 2…
II.Tháp sinh thái
-Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, chiều dài phụ thuộc vào độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có 3 loại tháp sinh thái là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng. Trong đó tháp năng lượng là hoàn thiện nhất vì được xây dựng dựa trên mức năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment